Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn của những người dân Việt Nam. Đây là khoảng thời gian đoàn tụ, sum vầy sau một năm vất vả xa quê hương. Có lẽ đây là khoảnh khắc được mong đợi nhất trong một năm. Vậy tại sao lại được gọi là Tết Nguyên Đán và bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng HomeCleaner tìm hiểu nhé!
1. Ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn tại Việt Nam. Được tổ chức rộng rãi ở những quốc gia có cộng đồng dân cư Việt Nam sinh sống. Vậy có khi nào bạn thắc mắc tại sao lại gọi là Tết Nguyên Đán không?
Theo như chúng ta đã biết, văn hóa Đông Á là một nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do đó để thuận tiện cho việc canh tác lúa nước, người xưa đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí. Mỗi tiết khí đều có thời gian giao thừa riêng.
Tiết Nguyên Đán được xem là tiết quan trọng nhất trong 24 khí vì đây là tiết khởi đầu của vụ mùa canh tác, gieo trồng. Dần về sau, Tiết Nguyên Đán được biết đến với tên gọi Tết Nguyên Đán.
Từ “Tết” là cách đọc Hán – Việt của chữ “Tiết”. Chữ “Nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu, sơ khai. Còn chữ “Đán” có nghĩa là ngày hoặc là buổi sáng sớm. Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” là chỉ “Ngày đầu tiên – ngày mồng Một của một năm Nông lịch” (Thời tiết phân theo lịch Mặt trăng được gọi là Nông lịch).
Tên Nguyên Đán là phiên âm từ tiếng Hán, có nghĩa là tết “bắt đầu buổi sáng”, một cái tên trong lành, bình yên. Thời điểm Tết Nguyên Đán thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và con người với thần linh. Ngoài ra, đây còn lúc gia đình được sum vầy, đoàn tụ với nhau.
Tết Nguyên Đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng liêng trang trọng. Vẫy tay chào tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới với những lời chúc tốt đẹp. Hy vọng một năm mới mạnh khỏe, sinh sôi, mưa nắng thuận hòa,… Và đây chính là sự khởi đầu về ý thức hệ nông nghiệp và lan rộng trong đời sống tâm linh người Việt Nam.
2. Ý nghĩa ngày 23 tháng Chạp (23 Tết)
Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam thường làm mâm cơm cúng để đưa tiễn Táo Quân lên chầu trời. Đây là lúc Táo quân lên trời báo cáo tất cả các việc làm tốt và chưa tốt của gia đình.
Ngoài ra, đây còn là dịp để gia đình bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Bên cạnh đó là dịp để mọi người trở về nhà sum vầy bên nhau sau một năm vất vả làm ăn.
Theo quan điểm người Việt Nam, Táo quân là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Bên cạnh đó Táo quân còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên của gia đình. Do đó, phong tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ. Bên cạnh đó là ý nghĩa thờ “thần Bếp” cai quản việc bếp núc cho gia đình.
Trong mâm cơm cúng ông Táo, thường chuẩn bị thêm cá chép đựng trong chậu nước, khoảng 2-3 con. Sau khi cúng xong, sẽ đem thả phóng sanh ở sông, hồ. Với ý nghĩa chuẩn vị phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.
Ngoài ra, đó còn là ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đến thành công.
Ngày 23 tháng Chạp – đưa ông Táo về trời có lẽ ngày khởi đầu cho không khí của cuối năm. Báo hiệu với mọi người rằng đã sắp kết thúc một năm cũ, chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để đón chào năm mới.
3. Ý nghĩa của Tất niên
Ở Việt Nam, tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch âm. Tức là vào ngày 30 Tết, một số năm thiếu sẽ được diễn ra vào ngày 29 tháng 12 âm lịch.
3.1 Tất niên đối với công ty, doanh nghiệp
Chữ “Tất” có nghĩa là kết thúc, hoàn thành. Chữ “Niên” có nghĩa là năm. “Tất Niên” là một bữa tiệc cuối năm nhằm tổng kết, nhìn lại một năm vừa qua.
Với những công ty, Tất niên là bữa tiệc chia tay năm cũ. Song song đó là cùng nhau nhìn nhận lại một năm cũ đã qua. Trong năm qua đã hoàn thành được công việc nào, ưu điểm nào cần được phát huy trong năm tới. Cũng như những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục trong năm sau.
Nhưng bạn có biết, để có bữa tiệc Tất niên cuối năm, công ty cần phải được dọn dẹp sạch sẽ? Như một cách bạn đang chuẩn bị đón năm mới cho ngôi nhà thứ hai của bạn vậy.
Ngoài ra, khi trở lại làm việc, công ty cũng cần phải được dọn dẹp. Vì trong thời gian nghỉ Tết, công ty ít hoạt động nên sẽ rất dễ bám bụi. Do đó cần dọn dẹp vệ sinh công ty sạch sẽ để cùng nhau đón chào một năm mới. Cùng với ý nghĩa mong muốn một khởi đầu mới suôn sẻ và thịnh vượng.
3.2 Tất niên đối với gia đình
Đối với bữa cơm Tất niên gia đình chiều 30 hoặc 29 Tết là bữa cơm gắn kết gia đình. Theo quan niệm xưa, những gia đình nào càng đông con cháu, nhiều thế hệ cùng dùng bữa cơm này chứng tỏ gia đình càng nhiều phúc, lộc và may mắn.
Bữa cơm Tất niên gia đình còn là nghi thức để kết thúc năm cũ, đón năm mới. Bên cạnh đó là nghi thức mời ông Táo về trần thế tiếp cục cai quản bếp núc.
Sau bữa cơm Tất Niên, gia đình sẽ cùng nhau sửa soạn cúng giao thừa. Đây chính là lúc tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ mình trong năm qua.
4. Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết Nguyên Đán
Dọn dẹp, vệ sinh nhà ở trước Tết Nguyên Đán đã trở thành một nét văn hóa của người dân Việt Nam. Dọn dẹp nhà ở trước Tết là để dọn dẹp lại những bộn bề, bụi bặm của một năm cũ. Sắp xếp và tạo mới một không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho năm mới.
Đây như một bước đệm để chào đón sự an khang, thịnh vượng. Nên hình ảnh các gia đình tất bật dọn dẹp nhà cửa đã xuất hiện từ trước 23 tháng Chạp.
Nét văn hóa còn có ý nghĩa thuộc về đời sống văn hóa, mang ý nghĩa tín ngưỡng dân tộc. Mọi người quan niệm rằng: Thần tài sẽ gõ cửa những ngôi nhà ngăn nắp, sạch sẽ và thơm tho; đầu năm gọn gàng sạch sẽ, cuối năm sung túc đủ đầy.”
Dọn dẹp nhà cửa trước tết còn là việc làm đánh dấu lại kết quả một năm lao động của cả gia đình. Một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp sẽ giúp mọi người có tâm trạng vui tươi, dễ chịu để sẵn sàng cho những dự định, kế hoạch trong năm mới.
Chính vì thế mà tại sao vệ sinh nhà ở lại quan trọng như thế, và đặc biệt là trước Tết. Hãy cùng gia đình dọn dẹp, sắp xếp lại ngôi nhà của mình để đón chào một năm mới nữa sắp đến nhé!
Nguồn tài liệu tham khảo: Báo Lao động, Báo Dân sinh